Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Cài đặt bộ phát sóng không dây


1. Mô hình kết nối tổng quát:
 Hình 1: Mô hình kết nối cổng WAN của Access-Point bằng dây cáp mạng
Kết nối cổng WAN của Access-Point vào mạng LAN bằng dây cáp mạng
  • Trên 04 cổng FE của bộ phát không dây wifi Netis WF2412 có thể kết nối trực tiếp vào các máy tính để bàn (Desktop) hoặc máy tính xách tay (Laptop) bằng dây cáp mạng.
  • Kích hoạt tính năng Wifi của Access-Point Netis WF2412 để kết nối máy tính xách tay (Laptop) hoặc điện thoại thông minh (Smart-phone) bằng Wifi.
2. Các thiết lập để truy nhập khai báo Access-Point:
  • Thiết lập trên máy tính (Desktop/Laptop) chế độ nhận địa chỉ IP trên card mạng LAN (NIC) là động để có thể nhận địa chỉ IP từ DHCP của Access-Point
  • Kết nối máy tính vào cổng LAN 1 của Access-Point rồi bật nguồn Access-Point
3. Các bước khai báo trên Access-Point:

  • Truy nhập (qua trình duyệt Web) với địa chỉ IP quản lý: 192.168.1.1 để vào giao diện quản lý của Access-Point.
  • Sau khi truy nhập vào giao diện quản lý của Access-Point thực hiện cài đặt ngay Username/Password truy nhập (System Tools ⇒ Password).
  • Thông số Username/Password sẽ phải nhập vào mỗi lần truy nhập Access-Point

Hướng dẫn sử dụng Bộ phát sóng wifi không dây  Netis WF2412

Bước 1:
  • Khai báo tại phần Quick Setup như sau
  • Chọn phần WAN Connection Type:DHCP (dynamic)
  • Địa chỉ IP sẽ gán cho giao diện WAN sẽ do thiết bị trong mạng LAN cung cấp.
  • Kích hoạt tính năng Wifi tại phần Wireless Wireless Status.
  • Có thể thay đổi tên của Access-Point tại phần Wireless SSID Đặt tên sẽ hiển thị cho Access-Point trong danh sách các điểm phát Wifi
  • Đặt tên sẽ hiển thị cho Access-Point trong danh sách các điểm phát Wifi.
  • Nên chọn phần Pre-Shared Key  Encryption Type: TKIP & AES
  • Nên chọn phần Pre-Shared Key Key Mode: ASCII
  • Nhập password truy nhập Wifi vào phần Pre-Shared Key Key.
  • Các ký tự này sẽ phải nhập vào khi thực hiện kết nối vào Access-Point
  • Thông tin tại các phần còn lại sẽ giữ nguyên (không thay đổi).    

 Hình 2: Khai báo các thông số trên Access-Point
Sau đó bấm nút Save ở phía dưới màn hình để lưu các thông số vừa khai báo
Bước 2:
  • Khai báo tại phần Network => LAN như sau
  • Khai báo phần IP Address:
  • Chuyển từ giá trị hiện có: 192.168.1.1 thành 192.168.10.1
  • Khai báo phần Subnet Mask: 
  • Giữ nguyên giá trị hiện có: 255.255.255.0
  • Thông tin tại các phần còn lại sẽ giữ nguyên (không thay đổi).
  • Việc thay đổi địa chỉ IP nêu trên thực hiện với mục đích tránh xung đột dải địa chỉ IP 192.168.1.x/24 có thể đã được cấp trong mạng LAN hiện có

Hình 3: Khai báo các thông số tại giao diện LAN
 Sau đó bấm nút Save ở phía dưới màn hình để lưu các thông số vừa khai báo.
Lưu ý:
  • Sau khi thay đổi dải địa chỉ IP tại phần Network => LAN như đã nêu ở trên
  • khi cần truy nhập vào giao diện quản lý của Access-Point (qua trình duyệt Web) sẽ thực hiện với địa chỉ IP mới là: 192.168.10.1
  • Khuyến nghị thực hiện khởi động lại thiết bị Access-Point sau khi hoàn tất các thao tác khai báo nêu trên tại phần System Tools => Reboot

Chúc bạn cài đặt thành công Bộ phát sóng wifi không dây netis

Thứ hai, ngày 23 tháng chín năm 2013

Thiết lập mạng không dây Ad Hoc trên Windows 7


Quản Trị Mạng - Trong bài hướng dẫn này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách tạo một mạng không dây Ad hoc. Mạng không dây này giúp bạn dễ dàng kết nối giữa các máy tính laptop để làm việc mà không cần thiết bị phát mạng wi-fi.

Hướng dẫn trong bài này gồm 3 phần: tạo mạng không dây ad-hoc, kết nối các máy tính lại với nhau và chia sẻ các tài liệu cần thiết thông qua mạng mới tạo

Bước 1: Tạo mạng không dây ad-hoc

Đầu tiên, mở Network and Sharing Center, kích vào liên kết Set up a new connection or network
Trình Set Up a Connection or Network sẽ được mở ra, bạn có thể thông qua đó để cấu hình tất cả các loại kết nối, từ kết nối mạng thông thường tới kết nối mạng riêng ảo của công ty hoặc kết nối ad-hoc (kết nối từ máy tính tới máy tính). Từ danh sách lựa chọn lại mạng, chọn Set up a wireless ad hoc (computer-to-computer) network, sau đó kích Next
Bạn thấy một cửa sổ mới mô tả mọi thứ có thể làm trên một mạng ad-hoc không dây. Đọc nội dung tại cửa sổ này hoặc bỏ qua nó và kích Next
Bước này sẽ là cửa sổ thiết lập mạng. Đầu tiên bạn cần nhập vào tên mạng và sau đó là loại bảo mật bạn muốn sử dụng. Để bảo mật hơn cho mạng của mình, bạn nên sử dụng Security type là WPA2-Personal, loại bảo mật này giúp mã hóa tốt hơn và khó phá hơn bảo mật WEP. Cuối cùng cần nhập vào mật khẩu đăng nhập mạng, sau khi đã đảm bảo ô Save this network đã được chọn bạn hãy kích tiếp vào Next
Sau khi đã có các lựa chọn, mạng mới sẽ được tạo, quá trình tạo sẽ mất khoảng một vài giây.
Tại cửa sổ cuối cùng, bạn sẽ nhận được thông báo rằng mạng mới đã được tạo và nó đã sẵn sàng để sử dụng. Đừng quên ghi nhớ mật khẩu của mạng và sau đó kích Close
Máy tính của bạn lúc này trở thành điểm phát của mạng không giây và lúc đó chỉ cần các máy tính khác kết nối vào.
Bước 2: Kết nối các máy tính vào mạng
Bước này sẽ hướng dẫn bạn cách kết nối các máy tính khác vào mạng vừa tạo. Trên một máy tính khác cần kết nối, kích vào biểu tượng mạng ở phần cuối thanh Taskbar, bạn sẽ thấy một danh sách các mạng hiển thị. Chọn mạng ad-hoc mà bạn vừa tạo ở trên và kích vào Connect.
Bạn sẽ nhận được thông báo nhập mật khẩu. Nhập mật khẩu như được yêu cầu và kích OK.
Windows 7 sẽ mất khoảng vài giây để kết nối vào mạng
Sau khi quá trình kết nối hoàn thiện, bạn có thể bắt đầu quá trình sử dụng mạng này.
Bước 3: Chia sẻ file và thư mục trong mạng

Sau khi thiết lập một mạng ad-hoc và kết nối các máy khách vào mạng, một trong những tính năng cần khai thác là chia sẻ file, khai thác mạng… để làm việc. Tuy nhiên, sau khi một máy khách đã kết nối, nó sẽ mất khoảng vài giây để xác nhận mạng. Khi điều này xảy ra, cửa sổ Network and Sharing Center sẽ hiển thị như hình sau
Sau khi mạng được xác nhận, Windows 7 sẽ gán cho vào một profile mạng chung. Điều này có nghĩa là bạn không thể chia sẻ bất cứ thứ gì. Một vấn đề khác là thực tế bạn không thể thay đổi profile mạng đã được gán.
Điều đó có nghĩa là bạn phải thay đổi bằng tay các thiết lập chia sẻ mạng đối với profile mạng chung bằng cách kích vào Change advanced sharing settings > Manage advanced sharing settings > Advanced sharing settings và thay đổi các thiết lập trong đó cho phù hợp
Quan trọng: Sau khi ngừng kết nối tới mạng ad-hoc, bạn phải nhớ khôi phục lại các thiết lập chia sẻ trong mạng chung. Nếu để nguyên các thiết lập đó, lần kết nối mạng sau của bạn sẽ khiến cho dữ liệu vẫn đang ở tình trạng chia sẻ và điều đó là không bảo mật.

Kết luận
Tính năng hữu ích này được sử dụng khi bạn cần kết nối để chia sẻ dữ liệu một cách nhanh chóng và tiện lợi, không đòi hỏi cần một thiết bị kết nối ngoài nào cả. Ngoài ra cách kết nối này cũng được sử dụng để chia sẻ một mạng Internet trong khi không modem wi-fi để phát tín hiệu cho nhiều máy sử dụng.

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Thiết lập mạng ngang hàng


Cài đặt và thiết lập mạng ngang hang
 
 
1. Mục tiêu:
            Trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về thiết lập và cài đặt mạng ngang hàng. Sau bài học này, học sinh cần phải nắm được các bước cài đặt và thiết lập mạng, nguyên tắc hoạt động của mạng ngang hàng, phương pháp kiểm tra thông tin và ghi nhận cấu hình hệ thống.
2. Yêu cầu thiết bị:
3. Nội dung thực hành:
           Lắp đặt thiết bị phần cứng (card mạng + cáp)
           
Cài đặt Card mạng
           Cài đặt giao thức mạng
           Cài đặt dịch vụ mạng
4. Nội dung chi tiết
4.1. - Cài đặt Card mạng
          Mở nắp thùng máy và gắn Card mạng vào khe cắm PCI
          Bật công tắc nguồn – hầu hết các máy tính đời mới hiện nay đều tự động nhận Driver mà không cần phải cài đặt. Nếu trường hợp máy tính không nhận Driver ta tiến hành cài đặt Driver như sau:
         Nhấp phải chuột vào My Computer – Manage
        Trên màn hình Computer Management – nhấp chọn Device Manage
        Trên màn hình bên phải nhấp phải chuột vào thiết bị không nhận Drive – chọn Update Drive
        Đưa đĩa Driver vào ổ CD chọn đúng Driver của Card mạng và nhấp OK
        Card mạng sau khi cài đúng cách trong Device Manage sẽ có dạng như trong hình sau:
4.2- Cài đặt giao thức mạng
        Để các máy tính có thể kết nối được với nhau ta cần phải cài đặt các giao thức sau:
        Kiểm tra các giao thức bằng cách : nhấp phải chuột vào My Network Places – chọn Properties. Trên màn hình Network Connection nhấp phải chuột vào một biếu tượng kết nối và chọn Properties
        Nếu kiểm tra chưa có các giao thức này ta tiến hành cài đặt như sau:
4.2.1. Cài đặt giao thức Client For Microsoft Network.
       Trên màn thuộc tính nhấp nút Install
       Trên màn hình Select Network Component Type chọn Client và nhấp Add
       Trong màn hình Select Network Client chọn Client for Microsoft Network nhấp OK
4.2.2. Cài đặt giao thức IPX/SPX hoặc TCP/IP
        Làm tương tự phần cài đặt giao thức Client for Microsoft Network nhưng tại màn hình Select Network Component Type chọn Protocol và nhấp Add
       Trên màn hình Select Network Protocol chọn giao thức IPX/SPX và nhấp OK
       Sau khi cài các giao thức xuất hiện như sau:
4.3 - Cài đặt dịch vụ mạng
       Trên màn hình Select Network component Type chọn Service và nhấp Add
       Trên màn hình Select Network Service chọn File And Printer Sharing for Microsoft Networks và nhấp OK
4.4 - Đặt tên máy, tên workgroup
       Các máy tính trong cùng mạng phải có:
       Giao thức giống nhau
       Workgroup: giống nhau
      Tên máy tính: phải khác nhau
       Đặt lại tên máy trạm và đặt lại tên nhóm:
       Nhấp phải chuột vào My Computer chọn Properties trên màn hình System properties nhấp Tab Computer name và nhấp nút Change
       Nhắp OK (Máy tính yêu cầu khởi động lại để đăng nhập mạng)
4.5 - Đăng nhập mạng
       Đăng nhập lần đầu
       Khởi động máy tram
       Nhập User Name, password và bấm Enter
       Nhấp phải Network Places chọn Explore
      Trên màn hình bên trái mở theo đường dẫn sau: My Network Places – Entries Network – Microsoft Windows Network – nhấp chọn Workgroup trên màn hình bên phải là toàn bộ các máy tính có trong nhóm Workgroup
(Nếu xuất hiện biểu tượng các máy khách thì quá trình đăng nhập thành công, nếu không cần phải đăng nhập lại)
4.6 - Ghi nhận thông tin về cấu hình mạng
      Muốn biết thông tin cấu hình mạng: nhấp phải chuột vào My Computer chọn         Properties và nhấp Tab Computer Name.
      Muồn biết thông tin cấu hình máy tính: nhấp phải chuột My Computer – Properties và nhấp Tab General
      Giáo trình – Mạng căn bản Bài 6 – Cài đặt và cấu hình mạng ngang hàng
      Giáo viên: Võ khôi Thọ
      Nhập tên máy tính mới tại đây
      Nhập tên Workgroup mới tại đây
      Đây là thiết bị không nhận Drive
      Những thông tin này cho biết cấu hình về mạng
      Những thông tin này cho biết cấu hình của máy tính
      Switch
      Cáp mạng
      Đầu nối
      Kìm bấm
      Máy tính
      Đĩa cài đặt hệ điều hành
      Driver thiết bị
      Card mạng
      Thiết lập tên máy, tên vùng
      Đăng nhập mạng
      Kiểm tra kết quả đăng nhập
     Ghi nhận thông tin về cấu hình mạng

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

MÓN ĂN DÂN DÃ CỦA NGƯỜI BẠC LIÊU (06/09/2012)
          Món ăn dân giã là thuật ngữ để chỉ món ăn dễ kiếm, dễ chế biến, dễ dùng, lành bụng và hợp khẩu vị đối với nhiều người, có sức lan tỏa trong cộng đồng, giao thoa giữa các miền, khu vực. Trong trong những công trình nghiên cứu về nghệ thuật ẩm thực của Bạc Liêu có tính hệ thống và khái quát cao là tập sách Món ăn dân giã của người Bạc Liêu của tác giả, nhà giáo Hồ Xuân Tuyên ấn hành năm quý III năm 2010, do NXB Dân trí phát hành.
          Món ăn dân giã của người Bạc Liêu gồm 3 chương: Vài nét về thiên nhiên, con người Bạc Liêu và văn hóa ẩm thực của người Bạc Liêu; Món ăn nhẹ, Món ăn đậm.
          Giới thiệu khái quát địa lý tự nhiên, con người, đặc điểm vùng đất giàu nguyên liệu chế biến món ăn, văn hoá Bạc Liêu; Đặc trưng nghệ thuật ẩm thực Bạc Liêu như các món ăn trong ngày thường; giỗ chạp, lễ tết, cưới hỏi; Ăn nhậu (chè chén)…Tác giả dẫn dắt bạn đọc tìm hiểu sâu, cặn kẽ đặc tính văn hoá ẩm thực người Bạc Liêu nói riêng và vùng đất Nam bộ nói chung. Trong phạm vi tập sách, các món ăn dân giã của người Bạc Liêu được giới thiệu chi tiết qua hai chương: món ăn nhẹ món ăn đậm. Món ăn nhẹ để chỉ 24  trong số rất nhiều bánh, mứt, chè, cháo, bún  bình dân như: bánh tằm, bánh xèo, bánh khoai mì nướng, bánh ít nhân đậu, bánh cóng….Mỗi món ăn được giới thiệu về nguồn gốc tên gọi, nguyên liệu sử dụng, cách thức chế biến, màu sắc, Món ăn dân giã của người Bạc Liêu cách trình bày, hình dạng khi thành phẩm hương vị khi sử dụng. Món ăn đậm giới thiệu 65 món ăn chia theo phương thức chế biến bao gồm: món mắm, món khô, món kho, món canh, món luộc, món lẩu, món xào, món chiên, món nướng, món hầm, món chao, món um, món nấu, món khìa, món rang, món muối chua, muối mặn, chà bong. Đây là đặc trưng riêng biệt văn hóa ẩm thực Bạc Liêu, là kết quả của quá trình cộng sinh, cộng cư ba dân tộc Kinh - Khmer – Hoa. Sự giao thao về văn hóa đã tạo nên nét riêng biệt về nguyên liệu, phương pháp chế biến, trình bày và cách thức dùng của các món ăn so với các địa phương khác.
          Món ăn dân giã của người Bạc Liêu có 142 trang, nhiều ảnh minh hoạ, bước đầu giới thiệu những nét riêng biệt, chung nhất về nghệ thuật ẩm thực Bạc Liêu. Không chỉ dừng lại giới thiệu các món ăn, tác giả đã liên kết với những địa chỉ cụ thể, món ăn đặc sản của các địa phương. Vì vậy tập sách góp phần quảng bá tiềm năng và sản phẩm du lịch Bạc Liêu, trong đó có nghệ thuật ẩm thực, đến với mọi miền đất nước.
                Kim Bạ
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM CỔ NHẠC BẠC LIÊU (06/09/2012)


Bạc Liêu là một trong những chiếc nôi đờn ca tài tử Nam bộ, là quê hương các tác giả có công rất lớn trong việc sáng tạo các điệu thức nghệ thuật âm nhạc cải lương nói chung và đờn ca tài tử nói riêng. Có thể nói ngay từ thập niên đầu thế kỷ 20, quê hương Bạc Liêu tự hào với các tác giả đã tạo nên dòng cổ nhạc Bạc Liêu có tầm ảnh hưởng chung đối với nghệ thuật và đời sống đờn ca tài tử Nam bộ và của cả nước.
          Tiếp thu và lĩnh hội các tác phẩm của những bậc tiền bối, tác giả Trần Phước Thuận đã dày công biên soạn tập sách Bước đầu tìm hiểu tác giả và tác phẩm cổ nhạc Bạc Liêu. Đây là một trong số 1000 công trình của Dự án “Công bố và phổ biến tài sản văn hoá – văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam” được sự quan tâm của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ và đã được phê duyệt và Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam xuất bản. Nói cách khác, đây là ấn phẩm quý nhằm giới thiệu bạn đọc cả nước các tác phẩm giá trị trường tồn của cổ nhạc Bạc Liêu trong xã hội đương đại và mai sau.
          Bước đầu tìm hiểu tác giả và tác phẩm cổ nhạc Bạc Liêu gồm các phần.
Phàn I: Tác giả cổ nhạc Bạc Liêu; Phần II: Các bản cổ nhạc truyền thống; Phần III: Các bản cổ nhạc được sáng tác ở Bạc Liêu; Các vấn đề lien quan đến tác giả và tác phẩm cổ nhạc Bạc Liêu.
          Giới thiệu các tác giả cổ nhạc Bạc Liêu, nhà nghiên cứu Trần Phước Thuận đã sưu tầm các dữ liệu về cuộc đời và sự nghiệp, các tác phẩm tiêu biểu và những đóng góp tích cực đối với đời sống nghệ thuật cải lương và đờn ca tài tử của các tác giả, nghệ sỹ như: Nhạc Khị, Sư Nguyệt Chiếu, Bảy Kiên, Cao Văn Lầu, Nguyễn Văn Bình, Ba Chột, Trịnh Thiên Tư, Mộng Vân, Lư Hoà Nghĩa, Bảy Cao, Lý Khị, Thái Đắc Hàng, Hai Thơm… Trong phần III tập sách, Các bản cổ nhạc được sáng tác ở Bạc Liêu , giới thiệu các tác phẩm phong phú, đa dạng những bản cổ nhạc của các tác giả người Bạc Liêu, có ghi kèm lời ca minh hoạ từ nguồn bản thảo của tác giả hoặc từ tư liệu do bản than, gia đình, đồ đệ các tác giả cung cấp; Vì vậy mỗi tác phẩm đề có ghi lại thời điểm sáng tác và có giá trị thuyết phục cao.
          Trong phần giới thiệu Các bản cổ nhạc truyền thống, tác giả ghi lại các bài bản truyền thống gồm cả nhạc lẫn lời (Phần lời ca không hoàn toàn theo nguyên bản trong sách Ca nhạc cổ điển xuất bản 1962 mà căn cứ vào bản sửa chữa và bổ sung của tác giả Trịnh Thiên Tư nhưng chưa kịp tái bản) cùng với các bản đang thịnh hành ở Bạc Liêu của các nhạc sĩ kế thừa sở đắc của Nhạc Khị. Các ký hiệu được mô tả cho nhịp nội, nhịp ngoại và trình bày 20 bản Tổ và ba bản Oán cận đại.
Bước đầu tìm hiểu tác giả và tác phẩm cổ nhạc Bạc Liêu dành nhiều trang đề cập các vấn đề liên quan đến nguồn gốc, hoàn cảnh sáng tác và dị bản các tác phẩm tiêu biểu của Bác Liêu như bài Nam ai, bài Dạ cổ hoài lang…, Lễ giỗ tổ cổ nhạc Bạc Liêu


Bước đầu tìm hiểu tác giả và tác phẩm cổ nhạc Bạc Liêu là một trong những tác phẩm có giá trị được đầu tư, dày công ngiên cứu biên soạn trong số nhiều bài viết, tài liệu của Trần Phước Thuận về đề tài nghệ thuật đờn ca tài tử và tác giả, tác phẩm cổ nhạc Bạc Liêu. Đây là một trong nhưng tài liệu có giá trị về danh nhân Bạc Liêu trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, đặc biệt lĩnh vực âm nhạc cải lương nói chung và đờn ca tài tử nói riêng. Tập sách phản ánh tập trung nhất những bậc tiền bối của giới nghệ sỹ cổ nhạc Bạc Liêu, một trong những chiếc nôi đờn ca tài tử Nam bộ, quê hương của bao lớp nghệ sỹ tài danh, góp phần bảo tồn và phát triển nghệ thuật âm nhạc truyền thống của dân tộc. Kho tài liệu địa chí Bạc Liêu đã có them tài liệu quý như tập sách Bước đầu tìm hiểu tác giả và tác phẩm cổ nhạc Bạc Liêu.  Sách dày 446 trang, NXB Thanh Niên ấn hành quý III năm 2012.
                                                                                      Kim Bạ